LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ
ĐỐI TÁC
PHỤ PHÍ XĂNG DẦU
PHỤ PHÍ THÁNG 11-2024
DHL 24.75 % TNT *1-7/3* 27.75 % FEDEX *1-7/3* 27.75 % UPS 28.00 % ANHHUYTRANS 27.75 % | TỔNG QUAN NGÀNH1) Vietcombank hợp tác chuyển phát nhanh với DHL - VNPT
Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hơn nữa các thành tựu đã đạt được trong quá trình cung cấp dịch vụ Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại đến khách hàng, ngày 19.5, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL - VNPT đã thực hiện ký kết 'Thỏa thuận hợp tác chuyển phát nhanh chứng từ' với phạm vi triển khai mở rộng đến tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước có chi nhánh của Vietcombank.
Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển hơn nữa các thành tựu đã đạt được trong quá trình cung cấp dịch vụ Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại (TTQT-TTTM) đến khách hàng, ngày 19.5, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL - VNPT đã thực hiện ký kết “Thỏa thuận hợp tác chuyển phát nhanh chứng từ” với phạm vi triển khai mở rộng đến tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước có chi nhánh của Vietcombank.Theo nội dung thỏa thuận hợp tác, DHL - VNPT sẽ là đối tác chiến lược của Vietcombank trong lĩnh vực chuyển phát nhanh chứng từ, thực hiện dịch vụ vận chuyển, chuyển phát nhanh các tài liệu, chứng từ trong lĩnh vực TTQT-TTTM của Vietcombank đến tận tay người nhận trong nước và quốc tế.
Thỏa thuận được ký với kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ TTQT-TTTM tại Vietcombank, tăng cường hơn nữa chất lượng dịch vụ của Vietcombank, góp phần tăng doanh số xuất nhập khẩu và thị phần TTQT-TTTM của Vietcombank, đồng thời gia tăng lợi ích của các bên tham gia.
Nguồn: Vietcombank 2) Dịch vụ chuyển phát “lạc hậu” đang cản trở TMĐT Việt Nam Chất lượng dịch vụ chuyển phát chưa cao là một trong những yếu tố gây cản trở đối với lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, một lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng phát triển rất mạnh trong những năm tới. Dịch vụ chuyển phát “lạc hậu” Trong vài năm gần đây, dịch vụ chuyển phát đã phát triển mạnh mẽ. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu năm 2011 của ngành đạt 246,7 triệu USD và năm 2012 đạt 273,7 triệu USD. Ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất là Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost), Công ty DHL-VNPT và Công ty Bưu chính Viettel. Mạng lưới chuyển phát đã bao phủ rộng khắp tới tất cả tuyến xã trên cả nước.
Tuy nhiên, dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thương mại điện tử. Đó là do hệ thống quản lý hàng hóa chuyển phát còn tương đối thủ công, hạ tầng nhà xưởng kho bãi và phương tiện vận chuyển chưa hiện đại, phụ thuộc vào bên thứ ba khi hàng hóa được chuyển phát bằng hàng không, hàng hóa chuyển phát đi quốc tế phụ thuộc trên 95% vào các hãng chuyển phát nước ngoài, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao…
Tính tới đầu năm 2014, có 91 doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính. Nhưng trên thực tế, một số doanh nghiệp đã được cấp phép chưa hoạt động hoặc hoạt động không đúng mục đích. Có đơn vị chuyển phát chỉ làm thương mại, liên kết, hợp tác với một số đơn vị chuyển phát lớn rồi kinh doanh trực tuyến hoặc mở văn phòng giao dịch thu gom thư từ, bưu phẩm, bưu kiện… của khách hàng rồi chuyển cho bên đại lý của họ.
Trong khi đó, do sức ép hội nhập, các hoạt động giao dịch thương mại đang được dịch chuyển từ phương thức truyền thống (offline) sang thương mại điện tử (online), tức là người tiêu dùng sẽ tương tác thông qua các thiết bị như smartphone, PC... để mua hàng và nhận hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát. Điều này đặt ra cơ hội “bắt tay” giữa doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát.
Hiện nay, quy mô thị trường bán lẻ online vẫn còn khá khiêm tốn so với quy mô bán lẻ nói chung song theo nhận định của các hãng thống kê, tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức 2 con số trong 1 - 2 năm tới. Mua sắm trên mạng đang trở thành phương thức mua hàng mới và có sức lan tỏa nhanh. Tiềm năng là vậy song chất lượng dịch vụ chuyển phát chưa cao là một trong những yếu tố chủ yếu khiến cho giá mua sắm trực tuyến không rẻ hơn đáng kể so với mua sắm truyền thống. Đây là một cản trở đối với lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, một lĩnh vực được đánh giá có tiềm năng phát triển rất mạnh trong những năm tới.
Điều này đã được ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử - Vecom khẳng định: Doanh thu của ngành chuyển phát chỉ khoảng 300-400 triệu USD/ năm - chỉ bằng doanh thu của một doanh nghiệp. Trong khi đó, tiềm năng của thương mại điện tử sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do thiếu dịch vụ chuyển phát chuyên nghiệp, tiềm năng của thị trường thương mại điện tử sẽ mãi chỉ là tiềm năng.
Cần sự “bắt tay” mạnh mẽ hơn
Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, dịch vụ logistics là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong thương mại, đặc biệt là với thương mại điện tử. Có thể thấy, logistics trong bán lẻ truyền thống sẽ bị thay đổi khi chuyển sang phương thức thương mại điện tử. Trong thương mại điện tử, yếu tố công ty giao nhận là rất quan trọng bởi đây là các trung gian giữa trung tâm phân phối hàng hóa và khách hàng. Do đó, cần quản lý chuỗi giá trị này một cách hiệu quả. Muốn cho dịch vụ khách hàng tốt hơn, giá cả thấp hơn, chất lượng tốt hơn cần sự hỗ trợ của các công ty chuyển phát.
Xu hướng mua sắm và bán lẻ online của thị trường Việt Nam đang rất tiềm năng, tuy nhiên các vấn đề như thanh toán, vận chuyển, an ninh an toàn, nhận thức... đang là rào cản lớn cho người tiêu dùng tiếp cận phương thức mua sắm mới. Người tiêu dùng còn nhiều lý do băn khoăn khi mua hàng online đó là quảng cáo không trung thực, dịch vụ vận chuyển giao nhận còn thiếu và yếu (quy cách gói, cước phí...) Đặc biệt, giá cả online không thấp hơn mua trực tiếp, nếu giá không rẻ hơn thì người mua sẽ vẫn trung thành với mua hàng truyền thống.
Lý do dịch vụ logistics Việt Nam còn thiếu hiệu quả được ông Nguyễn Tương, trưởng Văn phòng Logistics Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Nguyên nhân là do thiếu sự tham gia vào chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác. Trong khi đó, chi phí bôi trơn trong công tác vận chuyển, kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ và đặc biệt là trình độ công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp logistics rất thấp… cũng là những rào cản lớn trong quá trình hội nhập vào thị trường logistics quốc tế của Việt Nam.
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn non trẻ nhưng đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược phát triển để thương mại điện tử phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ cần ‘bắt tay” nhau để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng hơn. Rào cản trước mắt là chi phí vận chuyển. Thực tế cho thấy, tỷ lệ chi phí logistics so với GDP của Mỹ chỉ chiếm 8%, hay như Nhật là 9% nhưng ở Việt Nam, con số này lên tới 25%. Do đó, trước hết, cần loại bỏ rào cản về chi phí vận chuyển hàng, từ đó, người tiêu dùng mới thực sự được hưởng lợi và “mặn mà” hơn với thương mại điện tử.
Dẫn chứng tầm nhìn của các nước trong khu vực ASEAN trong việc chiếm lĩnh thị trường logistics cho thương mại điện tử, ông Linh cho biết: Singapore Post vừa đầu tư 145 triệu USD vào trung tâm Logistics phục vụ cho thị trường thương mại điện tử, có thể xử lý 100.000 bưu kiện/ngày. Các công ty thương mại điện tử mới nổi như Alibaba cũng đã đầu tư xây dựng trung tâm logistics này do có tầm nhìn về tiềm năng của logistics đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Chuyên biệt hóa dịch vụ logistics cho thương mại điện tử đang là xu hướng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như là cách để các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát bước chân vào miền đất tiềm năng - thương mại điện tử.
3 ) 95% thị phần chuyển phát quốc tế thuộc về doanh nghiệp ngoại
Thương mại điện tử phát triển mạnh kéo theo sự ra đời của nhiều công ty chuyển phát. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn được đánh giá là manh mún, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Thông tin được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra tại Hội thảo “Dịch vụ chuyển phát với Thương mại điện tử” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (24/10). VECOM cho biết trong năm nay có 91 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính, nhưng không ít trong số này chưa hoạt động hoặc hoạt động không đúng mục đích. Có đơn vị chuyển phát chỉ làm thương mại, liên kết, hợp tác với một số đơn vị chuyển phát lớn rồi kinh doanh trực tuyến hoặc mở văn phòng giao dịch thu gom thư từ, bưu phẩm, bưu kiện… của khách hàng để chuyển sang bên đại lý. Ngoài 3 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VnPost), Công ty DHL của Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) có mạng lưới phủ rộng khắp các tuyến xã trên cả nước, thì hầu hết các công ty chuyển phát đều có quy mô nhỏ và vừa. Do vậy chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thương mại điện tử hiện nay. Theo Bộ Công Thương nguyên nhân là hệ thống quản lý hàng hóa chuyển phát của các doanh nghiệp còn thủ công, hạ tầng nhà xưởng kho bãi và phương tiện vận chuyển chưa hiện đại, phụ thuộc phần lớn vào bên thứ ba khi hàng hóa được chuyển phát bằng hàng không. “Hàng hóa chuyển phát đi quốc tế phụ thuộc trên 95% vào các hãng chuyển phát nước ngoài. Chưa kể đến đội ngũ nhân lực còn không qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn…”, ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng thư ký VECOM cho biết. Chất lượng dịch vụ chuyển phát chưa cao cũng là một trong những yếu tố chủ yếu khiến giá mua sắm trực tuyến tại Việt Nam không rẻ hơn đáng kể so với kênh mua sắm truyền thống. Điều này cản trở không nhỏ tới lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Để thương mại điện tử trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ như tiềm năng, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp chuyển phát cần tập trung đầu tư chiều sâu về công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước. BÌNH LUẬN
Các tin khác:
|
Hotline
Hỗ trợ trực tuyến
Tra vận đơn
|